Nghỉ lễ như tết, nhiều người lỉnh kỉnh hành lý rời TP.HCM về quê sớm
Trong những năm trở lại đây, gốm sứ Bát Tràng là một trong số những lựa chọn của các cá nhân và doanh nghiệp khi tìm kiếm món quà Tết độc đáo, ý nghĩa, bền bỉ theo gian, đồng thời chứa đựng trong đó những tình cảm, ý nghĩa sâu sắc mà người tặng muốn gửi gắm.Không Gian Gốm Bát Tràng với những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đa dạng từ mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng với mức giá xuất xưởng, giúp quý khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với từng nhu cầu quà tặng.Gốm sứ gia dụng là lựa chọn thích hợp để dành tặng người thân, bạn bè và đối tác trong dịp Tết. Đây là những vật dụng gắn bó với cuộc sống hàng ngày, mang ý nghĩa cầu chúc đủ đầy, ấm no và sung túc. Không Gian Gốm có các sản phẩm gốm sứ gia dụng như ly, ca, cốc; bộ bát đĩa bàn ăn; bộ ấm chén trà; khay mứt;...Bộ ấm chén tràBộ ấm chén trà được thiết kế thông minh, với quai cầm chắc chắn, vòi ấm cân đối, nắp ấm vừa kín sát, giúp không bị rò nước khi châm trà vào chén. Bộ trà gồm một ấm và sáu chén kèm với khay hoặc đĩa lót, tượng trưng cho sự tròn đầy, sum họp, gia đình đoàn viên, ấm êm, hạnh phúc. Khay mứtKhay mứt với các họa tiết hoa đào, hoa mai xinh xắn, là món quà vô cùng phù hợp dùng để tặng trong dịp năm mới. Tặng khay mứt như lời cầu chúc năm mới tốt lành, gặp nhiều điều may mắn.Gốm sứ trang tríCác sản phẩm gốm sứ trang trí như: bình lọ hoa, tỏi bình, mai bình, lộc bình, quả hút lộc, chum hũ tài lộc,... mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, tài lộc hanh thông cho gia chủ. Không Gian Gốm hiện có đầy đủ các dòng sản phẩm gốm sứ trang trí với đầy đủ kích thước, hoa văn, màu sắc, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn. Bình lọ hoaBình lọ hoa tại Không Gian Gốm với những hoạ tiết được vẽ tay vô cùng tinh xảo. Đây là món quà Tết vô cùng ý nghĩa bởi những công năng mà sản phẩm mang lại. Bình lọ hoa gốm Bát Tràng có thể dùng để trang trí nhà cửa, cắm hoa,... Những họa tiết trên bình lọ hoa gốm như mẫu đơn, chim công, lý ngư liên hoa,... là biểu tượng của sự đầm ấm, sung túc, may mắn và tài lộc. Hoặc các hình ảnh như thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công,... với mong muốn chủ sở hữu luôn gặp nhiều may mắn, chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không trong công việc làm ăn. Hoặc các họa tiết như kim quy, chim hạc đại diện cho sức khỏe, bình an và trường thọ. Chum hũ tài lộcChum gạo, hũ rượu tài lộc được các thợ giỏi của làng gốm làm hoàn toàn bằng tay nên mỗi sản phẩm đều có tính độc bản. Chum hũ có nhiều kích thước và kiểu dáng, hoa văn cho bạn dễ dàng lựa chọn theo từng nhu cầu sử dụng. Sản phẩm cũng có rất nhiều công năng. Vừa có thể sử dụng để đựng gạo, ngâm rượu, vừa dùng làm sản phẩm trang trí. Họa tiết hoa sen cùng với dòng chữ Tài Lộc có ý nghĩa phong thủy, giúp mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ, cầu mong gia đình luôn gặp nhiều điều may mắn. Có thể thấy, gốm sứ trang trí không chỉ để trang trí không gian sống mà còn là một món quà tuyệt vời, gửi trao lời chúc tốt lành đến người nhận, người sở hữu món quà này.Tại Không Gian Gốm Bát Tràng, quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ khắc chữ, khắc những câu chúc, lời hay ý đẹp, những tâm tình, những câu nói hay mà bạn muốn gửi gắm đến người nhận. Không Gian Gốm nhận in logo, in tên của quý công ty lên sản phẩm gốm sứ. Không Gian Gốm cung cấp dịch vụ gói quà Tết sang trọng, phù hợp để biếu tặng doanh nghiệp, cá nhân, đối tác và khách hàng. Không Gian Gốm mang đến giải pháp quà tặng, giúp bạn có thể ghi dấu ấn riêng biệt lên món quà bạn trao, để món quà thêm bội phần ý nghĩa.Những món quà Tết gốm sứ Bát Tràng không chỉ gửi gắm chân tình, bày tỏ lòng trân trọng, quý mến, mà còn mang đến tài lộc, may mắn, phú quý, những điều tốt lành nhất đến với người nhận. Chúng tôi có chính sách giao hàng tận nơi trên toàn quốc với mức phí vô cùng ưu đãi. Đảm bảo sản phẩm đến nơi luôn trong tình trạng nguyên vẹn và có chính sách đền bù nếu sản phẩm bị nứt, vỡ trong quá trình vận chuyển.Hãy đến cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng để trực tiếp cảm nhận độ hoàn thiện, sự tỉ mỉ và sắc sảo của sản phẩm. Đối với các khách hàng ở xa, có thể tham khảo sản phẩm qua trang web của công ty và gọi đến số hotline để đội ngũ nhân viên của chúng tôi được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm. Thông tin liên hệ:Du khách đến Phú Quốc không được cho tiền người ăn xin
Ngày 2.1, Công an Q.1 tổ chức trao khen thưởng đột xuất cho anh Hà Hữu Vinh (tài xế xe công nghệ) bị đôi vợ chồng hành hung trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1).Theo công an, khoảng 23 giờ 30 phút ngày 31.12.2024, anh T.A.P. chạy xe máy chở vợ là chị H.N.L. lưu thông trên đường Lê Duẩn. Khi đến trước số 2B Lê Duẩn, anh P. thấy phía trước kẹt xe, nên quay đầu đi hướng khác.Lúc này, Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi) chạy xe máy chở Bùi Thị Ngọc Anh (vợ Dũng - 54 tuổi, cùng ở Q.1) từ phía sau chạy tới, không cho anh P. quay xe và cố tình cản đầu xe. Hai bên xảy ra cãi nhau, Dũng và vợ lao vào đánh vợ chồng anh P..Thời điểm này, nhiều người dân đi xem bắn pháo hoa chào đón năm mới 2025 nên lượng phương tiện qua khu vực này rất đông, gây ùn tắc giao thông.Lúc này, anh Vinh chở khách ngang qua, thấy sự việc nên nói khách chờ, anh Vinh chạy tới can ngăn thì bị ông Dũng và bà Anh hành hung dã man. Sự việc sau đó được trình báo công an.Ngày 1.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định định tạm giam đối với Nguyễn Văn Dũng và Bùi Thị Ngọc Anh để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.Trước đó, chia sẻ với Thanh Niên, anh Hà Hữu Vinh cho biết, anh đang chở khách đi trên đường Lê Duẩn thì thấy phía trước có vụ va chạm giao thông, hai bên đang xảy ra xô xát, xe cộ qua lại rất đông.Anh Vinh quay lại nói với khách đợi vài phút, anh xuống can ngăn cho bớt ùn tắc giao thông. "Em vừa xuống can ngăn thì bị hai vợ chồng nhào vào đánh, em chạy nhưng vẫn bị đánh vào đầu và bụng. Em ngất một lúc xong vẫn bị đánh tiếp. Lúc đó, em nằm ôm đầu không đánh lại vì nghĩ đến vợ con ở nhà", anh Vinh nói.Theo lời anh Vinh, vừa đánh, cặp vợ chồng liên tục chửi nhưng nam tài xế không nói lại gì. Khi có một tài xế công nghệ khác đến can ngăn cũng bị người đàn ông phản ứng. Anh Vinh kể: "Họ đánh tới khi thấy em nằm xuống thì mới dừng lại. Em được đồng nghiệp hỗ trợ đứng dậy, sau đó đến công an phường trình báo".Cơ quan công an đánh giá, với tinh thần dũng cảm, không ngại hiểm nguy, anh Hà Hữu Vinh đã đến can ngăn hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng ông Dũng, bà Anh. Đây là hành động đẹp của một công dân cần được lan tỏa trong xã hội, do đó Công an Q.1 đã kịp thời đề xuất UBND Q.1 tặng giấy khen cho anh Hà Hữu Vinh.
Hồi chuông cảnh tỉnh đối với văn hóa làm việc tiêu cực ở Nhật Bản
Hanoi Basketball Championship 2025 Brought by VNPAY (HBC3) là sự kiện mở màn cho giải vô địch bóng rổ Việt Nam mùa 3. Giải đấu do Công ty Cổ phần New Sports tổ chức, dưới sự giám sát của Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội. Bước sang mùa giải thứ 3, VBC không ngừng đổi mới nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khán giả. Năm nay, giải đấu hợp tác chiến lược cùng Ticketbox phát hành vé, mở rộng độ phủ sóng của giải, đưa thêm một lựa chọn giải trí lành mạnh và hấp dẫn cho giới trẻ. Bên cạnh đó, BTC vẫn duy trì chính sách phát hành một lượng vé miễn phí giới hạn, tạo cơ hội để mọi khán giả có thể hòa mình vào không khí sôi động của giải đấu.HBC3 quy tụ 10 đội nam (ASA, Scorpius, Chicken Dunk, Tsunami, Quân chủng PKKQ, Double Seven Team, Ba Đình, Hà Nội, 3F Galaxy, Hidden Dragons) và 5 đội nữ (Chicken Dunk, Whales, Fudo, Dwarf, Basket Sags). Với tinh thần "Stand For Pride", mùa giải năm nay không chỉ là sân chơi để các đội bóng thể hiện bản lĩnh mà còn chú trọng vào sự phát triển của thế hệ cầu thủ kế cận. Quy định bắt buộc mỗi đội có ít nhất 2 VĐV U.19 giúp các tài năng trẻ có thêm cơ hội cọ xát. Ở nội dung nữ, số lượng VĐV chuyên nghiệp tối đa tăng từ 2 lên 3, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn và thúc đẩy sự phát triển của bóng rổ nữ Việt Nam.Không chỉ dừng lại ở bóng rổ, VBC mùa 3 còn kết hợp cùng VieON để đưa mối quan hệ giữa thể thao và âm nhạc lên một tầm cao mới. Khán giả sẽ được hòa mình vào các Half-time show ấn tượng với các nghệ sĩ nổi tiếng. Sự đồng hành này không chỉ mang đến những trận đấu hấp dẫn mà còn mở ra những trải nghiệm giải trí đa dạng, góp phần tiệm cận với mô hình thể thao - giải trí chuyên nghiệp, nâng tầm giải đấu và tạo dấu ấn khác biệt trong lòng khán giả.Giải đấu diễn ra từ ngày 9.3 đến 20.3.2025 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy, Hà Nội.
Sáng 4.1, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng, Lê Dương Thể Hạnh (44 tuổi) ra mắt cuốn sách Hành trình xanh. Đây là cuốn sách thứ 7 của nữ tác giả khiếm thị được trình làng.Buổi giao lưu, ra mắt sách có sự tham dự của chị Trần Diệp Mỹ Dung, Phó bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, có sự hiện diện của các cô giáo dạy "mỹ nhân gạo lứt" thời niên thiếu ở Trường THCS Lam Sơn (Đà Lạt) và nhiều sinh viên.Như Thanh Niên đã thông tin, năm 2015 Lê Dương Thể Hạnh ra mắt cuốn sách đầu tiên - cuốn tiểu thuyết Có một mặt trời không bao giờ tắt. Đây là tự truyện Thể Hạnh kể về hành trình của chính cô - một con người sống trong ánh sáng suốt 27 năm cuộc đời đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy mặt trời vì bệnh u não (vào năm 2007). Lúc đó, Thể Hạnh là một thiếu nữ xinh đẹp, làm thông dịch viên tiếng Nhật, trợ lý cho một giám đốc người Nhật, chuẩn bị được qua xứ sở mặt trời mọc để tu nghiệp. Bên cạnh đó, cô còn có một mối tình lãng mạn chuẩn bị sánh đôi để đi tiếp cuộc đời...Tất cả như sụp đổ. Có lúc Thể Hạnh muốn chấm dứt cuộc sống của mình, nhưng bằng nghị lực và tình yêu thương mà mọi người dành cho, Thể Hạnh đã vượt qua. Dù khuôn mặt biến dạng, mù cả hai mắt, tay chân bị liệt, co quắp, miệng phát âm không rõ... nhưng hằng ngày Thể Hạnh tập luyện để tay có thể cử động được. Hạnh học chữ braille (dạng chữ nổi dành cho người mù) và học vi tính chữ nổi với thầy Vũ Xuân Trường. Bên cạnh đó, được sự động viên, hướng dẫn của thầy Nguyễn Quốc Phong (Mái ấm Thiên Ân ở TP.HCM) Thể Hạnh đã tìm lại được niềm vui cuộc sống. Năm 2013, Thể Hạnh tham gia cuộc thi viết Gương nghị lực phi thường do Báo Thanh Niên tổ chức và đã đạt cùng lúc 2 giải. Giải nhì cho tác phẩm Ngày xưa ơi và giải phụ đặc biệt với bài viết Lẽ nào anh là người khiếm thị. Tiếp đó, vào tháng 5.2014, Thể Hành trở thành 27 gương mặt được vinh danh trong đêm gala Tỏa sáng nghị lực Việt cùng Nick Vujicic (chàng trai không tay chân đến từ Úc), tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).Từ đó đến nay, Thể Hạnh luôn sống lạc quan và lan tỏa nghị lực phi thường ấy với nhiều dự án để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ học tiếng Anh, tiếng Nhật, lập nhóm thiện nguyện Sắc màu hy vọng giúp đỡ những hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh.Không chỉ vậy, Thể Hạnh còn nỗ lực vượt khó phi thường tiếp tục ra mắt bạn đọc thêm 6 cuốn sách khác như: Bình yên sau bão giông, Sứ mệnh của hoa, Lặng thầm đưa khách sang sông, Hạnh phúc trong tầm tay, Trạm yêu thương, và cuốn sách tiếng Anh The sun of love - Mặt trời yêu thương.Lê Dương Thể Hạnh không chỉ viết để bộc lộ tâm hồn mình mà còn lan tỏa những năng lượng của yêu thương đến những người đồng cảnh ngộ và cả những người "sáng mắt". Mỗi cuốn sách đều lan tỏa niềm vui sống và truyền đi những thông điệp nhân văn.Thể Hạnh tự nhận mình là gạch nối giữa ánh sáng và bóng tối. "Tôi có 27 năm sống trong ánh sáng đã cảm nhận được những điều tốt đẹp của thiên nhiên và con người ban tặng, và 17 năm qua dù sống trong bóng tối nhưng tôi lại đón nhận được rất nhiều tình yêu thương của mọi người. Đó là động lực giúp tôi vượt qua nghịch cảnh và luôn mỉm cười, dù miệng tôi bị méo", Thể Hạnh bộc bạch.Tại buổi giao lưu, ra mặt cuốn Hành trình Xanh Thể Hạnh chia sẻ: "Tôi hoàn toàn tôn trọng sự an bài của Đấng sáng tạo, và điều mà mọi người có thể làm là thay đổi chính mình. Xuyên suốt quyển sách, bạn sẽ học cách chủ động đổi mới tư duy để phù hợp với vận hành của vũ trụ. Vì vậy, chúng ta cùng nhìn về những điều tươi sáng để đón chào cuộc sống".Kết thúc buổi giao lưu, Thể Hạnh gởi lời tri ân tự đáy lòng đến những bàn tay đã nâng bước đường đời đầy thử thách suốt 17 năm qua và nói lời cam kết thật xúc động: "Tôi sẽ đi trọn Hành trình xanh đến hơi thở cuối cùng".
Nhiều việc làm thời vụ cuối năm thu nhập tăng gấp 3-4 lần đang cần lao động
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.